Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về thế rải ngón tay trái đơn giản áp dụng cho các hợp âm.
Ví dụ minh họa cho bài viết này sẽ dựa trên hợp âm C. Từ đó chúng ta suy ra tương tự cho các hợp âm khác.
1. Đầu tiên chúng ra sẽ xem cấu tạo hợp âm mình muốn chơi gồm những nốt gì (xem thêm ở bài viết 1 về 14 hợp âm cơ bản)
2. Với nhịp 2/4 hoặc 4/4 chúng ta có thể rải các nốt với trường độ là nốt đơn. Như vậy 2/4 ta có thể rải 4 nốt đơn (2 phách); 4/4 ta có thể rải 8 nốt đơn (4 phách).
Trong ví dụ dưới đây chúng ta sẽ xem cách rải 4 nốt đơn:
Chúng ta có 2 thế bấm 4 nốt đơn như hình trên, mỗi thế bấm sẽ có 3 cách rải khác nhau bẳng cách thay đổi thứ tự các nốt trong thế bấm đó, chúng ta sẽ lần lượt rải được 3 kiểu khác nhau.
Để tạo sự thay đổi, chỉ cần chơi các thế bấm trên ở các quãng khác (ví dụ đang chơi ở quãng C2, bạn có thể dịch chuyển chơi trên quãng C3 hay C1 …)
Cần tạp rải ngón sao cho đều tay, tập chuyển hợp âm và rải ngón thành thạo như vậy có thể tạo cho ta quán tính và phản xạ tốt khi chơi hợp âm, cũng là nền tảng để có thể chơi đàn vững nhịp cho những bài học nâng cao sau.
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANO TẠI NHÀ HÀ NỘI
CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217
WEB: www.pianohanoi.org
Email: info@giasutainangtre.vn