Việt Nam có điều kiện thời tiết nóng và ẩm. Vì vậy, để sử dụng và bảo quản đàn Piano có được âm thanh tốt, tuổi thọ bền lâu, bạn nên tuân thủ một số việc sau :
Đàn piano được làm từ khá nhiều nguyên liệu thiên nhiên như gỗ, lông cừu, vải nỉ,…; do đó, piano rất nhạy cảm với thời tiết và bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nhiệt độ. Piano được bảo quản lý tưởng ở nhiệt độ 15oC ~ 25oC, và độ ẩm 40% ~ 70%.
+ Dây chùng, sét dẫn tới đứt dây.
+ Dính phím, dính búa (do nỉ hút hơi ẩm phình to ra).
+ Búa bị ẩm, tiếng đàn nghe không còn vang và “thánh thót” nữa.
+ Trường hợp tệ nhất là đàn bị mốc.
Vào mùa mưa và buổi tối: hơi ẩm tăng cao
+ Nên đóng cửa kín, đóng nắp đàn lại.
+ Sử dụng máy hút ẩm là phương pháp tối ưu và lý tưởng nhất cho điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
+ Cắm ống sưởi vào mùa mưa nhưng không nên sử dụng ống sưởi vào mùa nắng mùa khô, vì sử dụng ống sưởi quá lâu vào những lúc không cần thiết dễ làm gỗ bị khô cứng và hư.
+ Vào mùa mưa ẩm, nồm, nên cắm ống sấy liên tục để những bộ phận được cấu tạo bằng dạ ở trong đàn giữ được trạng thái tiêu chuẩn (dạ gặp độ ẩm cao sẽ hút nước và trương lên sẽ làm cho các khớp chuyển động bị kẹt). Những gia đình đặt đàn ở trong phòng có máy lạnh thì tuỳ theo mức sử dụng máy lạnh có thường xuyên hay không để cắm ống sấy hoặc theo dõi khi thấy độ nhạy của phím kém, búa kẹt thì cắm 24/24h). Lưu ý không nên cắm ống sấy quá nhiều với tần suất lớn, hoặc trong mùa hanh khô vì cắm ống sấy quá nhiều sẽ làm đàn bị khô dạ và búa dẫn tới tiếng bị đanh, các chốt giữ dây sẽ bị lỏng. Đàn cần độ ẩm vừa.
+ Không để đàn sát tường, nên cách ra tối thiểu là 5 cm -10 cm, cho tiếng đàn vang rõ.
+ Nên đặt đàn ở không gian thông thoáng, không ẩm thấp.
+ Tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
+ Không gian đặt đàn nên có những vật cản để hút âm thanh như bàn ghế, kệ sách,…
+Không để đàn ở gần vị trí nóng ẩm, như bể nước, nhà tắm, nhà bếp, nên để đàn nơi có nhiệt độ ổn định.
+Không làm sạch đàn bằng nước. Nên làm sạch đàn bằng chổi lông gà và khăn mềm (bề mặt trơn).
+Không tự ý tác động vào các phần cơ phía trong của đàn. Các chi tiết máy của đàn được chế tạo khá tinh xảo đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định mới có thể sửa chữa được. Vì vậy các bạn không nên tự ý mày mò, tác động vào các cơ cấu máy của đàn.
+Không tự ý di chuyển hoặc thuê người không chuyên vận chuyển đàn.
+Nên phủ khăn trên đàn khi để đồ vật lên trên đàn để tránh chầy xước.
Việc chỉnh dây định kỳ giúp piano:
+ Dây đàn ổn định về cao độ.
+ Phím đàn và máy đàn hoạt động tốt.
+ Búa đàn làm cân bằng âm sắc.
+ Phát hiện và điều trị ngay những bệnh thường gặp ở piano: dính búa, dính phím, chuột phá hoại,…
+ Đàn luôn đẹp và sạch sẽ.
+ Đàn mới: nên chỉnh dây 6 tháng 1 lần trong 2 năm đầu tiên vì thời gian này dây đàn mới chưa co giãn ổn định.
+ Đàn cũ: nên chỉnh dây 6 tháng 1 lần trong 1 năm đầu (lưu ý: nếu đàn cũ mà dây thay mới thì cũng nên chỉnh dây như đàn mới), và sau đó tối thiều 1 năm chỉnh dây 1 lần.
+ Lưu ý: Việc chỉnh dây lần đầu tiên khi quý vị mới vận chuyển đàn về nhà là rất quan trọng. Lần chỉnh dây này quyết định âm thanh của đàn cho phù hợp với căn phòng của quý vị.
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN PIANO TẠI NHÀ HÀ NỘI
CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217
WEB: www.pianohanoi.org
Email: info@giasutainangtre.vn